Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Assistance With Transplant Drugs
by Khách viếng thăm Thu Aug 04, 2011 1:11 am

» Drug Fair Cranford Nj
by Khách viếng thăm Sun Jul 31, 2011 8:30 pm

» Drug Formulary For Medicare
by Khách viếng thăm Thu Jul 28, 2011 3:52 pm

» lop 86 truong an phuoc
by cudinh@ Mon Nov 15, 2010 9:59 am

» Hu hu hu Bó tay
by cudinh@ Mon Nov 15, 2010 9:55 am

» nguyễn ngọc thông
by cudinh@ Mon Nov 15, 2010 9:31 am

» Đọc và suy nghĩ
by SiVi_Ph Fri Jan 29, 2010 2:44 pm

» yêu dể chết trong lòng....1 tá(>.<)
by IT'S UP TO YOU Thu Jan 21, 2010 10:14 pm

» Giáo án lớp mình nè
by Admin Mon Jan 18, 2010 7:31 pm

» Giáo an lớp 7 cả năm
by Admin Wed Oct 14, 2009 4:08 pm

» Giáo an lớp 7 toàn tập
by Admin Wed Oct 14, 2009 4:06 pm

» Giáo an lớp 6 toàn tập
by Admin Wed Oct 14, 2009 4:03 pm



Những điều chưa biết về trí nhớXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Sun Feb 01, 2009 8:33 pm
titi
titi
Năm Ba
Năm Ba
Tổng số bài gửi : 34
Tâm Trạng của bạn : Cô đơn
Vui vẻ
Buồn bả
Mệt mỏi
Registration date : 27/08/2008

Những điều chưa biết về trí nhớ Vide
Bài gửiTiêu đề: Những điều chưa biết về trí nhớ

Với một số người, chỉ liếc qua một dãy số dài lê thê và đọc lại vanh vách là chuyện khó khăn, nhưng với những người khác, đó là chuyện dễ như lấy đồ trong túi. Tương tự, có người sẽ quên ngay kiến thức, nhưng cũng có người đã "nhập" là không bao giờ "xuất", tại sao?
Trí nhớ thường trú ở đâu?
Từ 15 năm nay, các nhà thần kinh học đã có rất nhiều khám phá về bộ não con người và bây giờ là thời điểm để ứng dụng những chức năng thần kỳ của cơ quan trung ương này. Trong tác phẩm Trí nhớ của bạn - hiểu biết và sử dụng, bác sĩ Bernard Croisilie (Viện Thần kinh Lyon, Pháp) đã nêu ra hơn 20 khả năng kỳ diệu của não và cũng cho thấy các hệ thống dẫn truyền thần kinh hoạt động như thế nào một khi con người mắc bệnh về não. Trước đây, nhiều người nghĩ đơn giản rằng "lỗ hổng trí nhớ" chỉ là sự đình công tạm thời của trí nhớ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người giỏi ngoại ngữ: họ quên phắt một từ nào đó, nghĩ mãi không ra. Đến khi không bận tâm về vấn đề này nữa, họ đột nhiên nhớ ra. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, vì gần đây tại Pháp, số người có "lỗ thủng" (chứ không phải lỗ hổng) đang tăng vọt. Họ chợt quên phắt một vấn đề đơn giản và không thể nhớ lại nữa, dù chỉ là tên người hay số điện thoại. Nghiên cứu cuộc sống của những người này, giáo sư Jérome Sullivan (Pháp) nhận ra rằng họ thường xuyên bị stress nặng hoặc trầm cảm kinh niên. Theo ông, rất có thể stress là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là khu vực cư ngụ của trí nhớ. Trước đây, các nhà thần kinh học cho rằng trí nhớ chỉ khu trú ở một nơi và đó chính là trung tâm lưu giữ kỷ niệm, nhưng hiện nay, thuyết này có vẻ phá sản. Nhiều nhà thần kinh học nghĩ rằng trí nhớ không có nơi thường trú mà có thể "di chuyển" khắp nơi, đặc biệt là ở những nơi liên quan đến khứu giác và vị giác. Người ta thường nghĩ hai giác quan này chỉ đóng vai trò phụ trong việc hình thành trí nhớ, nhưng kỳ thực, chúng lại giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng so với trí nhớ thị giác và thính giác. Trí nhớ khứu giác - theo giáo sư Sullivan - có thể sống dai hơn trí nhớ thị giác đến 20 năm. Một mùi hương mà ta nhận biết (và có cảm xúc với nó) có thể sống từ khi ta mới 5 tuổi đến lúc ta qua đời.
Điều làm các nhà thần kinh học thắc mắc là thông tin sẽ di chuyển ra sao khi được não đón nhận, chúng sẽ "chạy" lòng vòng hay "đánh" ngay vào một điểm nào đó và "chết dí" ở đó? Thập niên 1990, nhiều nhà thần kinh học cho rằng một khi bị tai nạn giao thông hay bị chấn thương ở não, con người sẽ mất trí nhớ do khu vực tập kết thông tin bị va chạm mạnh. Thật ra thì không phải thế, ít nhất là theo giáo sư Arthur Doyle của Anh. Ông cho rằng chính hệ thống dẫn truyền tín hiệu bị tấn công chứ không phải khu vực riêng biệt nào bị tổn thương. Theo ông và nhiều nhà thần kinh học khác, thông tin chỉ được trữ trong thời gian ngắn ở một khu vực nào đó, sau đó lập tức di tản. Liệu đây có phải là một dạng bảo toàn thông tin kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho chúng ta?
Nhiều nhà thần kinh học lại cho rằng một khi di tản như vậy, thông tin sẽ được chuyển sang khu vực thích hợp hơn, chẳng hạn cho trí nhớ khứu giác hay vị giác để đảm bảo sự tồn tại lâu dài. Nếu chỉ quanh quẩn trong một khu vực sơ khởi, thông tin sẽ chết yểu. Nói thì nôm na như vậy, nhưng sự việc diễn ra phức tạp hơn nhiều. Trong thực tế, não sẽ huy động nhiều cơ quan khác vào việc bảo toàn và xử lý thông tin, chẳng hạn tai, mắt, lưỡi, da hay mũi. Thông tin được ghi nhận lâu hay không là tùy thuộc vào sự phối hợp của những cơ quan này.
Với một số người, chỉ liếc qua một dãy số dài lê thê và đọc lại vanh vách là chuyện khó khăn, nhưng với những người khác, đó là chuyện dễ như lấy đồ trong túi. Tương tự, có người sẽ quên ngay kiến thức, nhưng cũng có người đã "nhập" là không bao giờ "xuất", tại sao?
Trí nhớ thường trú ở đâu?
Từ 15 năm nay, các nhà thần kinh học đã có rất nhiều khám phá về bộ não con người và bây giờ là thời điểm để ứng dụng những chức năng thần kỳ của cơ quan trung ương này. Trong tác phẩm Trí nhớ của bạn - hiểu biết và sử dụng, bác sĩ Bernard Croisilie (Viện Thần kinh Lyon, Pháp) đã nêu ra hơn 20 khả năng kỳ diệu của não và cũng cho thấy các hệ thống dẫn truyền thần kinh hoạt động như thế nào một khi con người mắc bệnh về não. Trước đây, nhiều người nghĩ đơn giản rằng "lỗ hổng trí nhớ" chỉ là sự đình công tạm thời của trí nhớ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người giỏi ngoại ngữ: họ quên phắt một từ nào đó, nghĩ mãi không ra. Đến khi không bận tâm về vấn đề này nữa, họ đột nhiên nhớ ra. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, vì gần đây tại Pháp, số người có "lỗ thủng" (chứ không phải lỗ hổng) đang tăng vọt. Họ chợt quên phắt một vấn đề đơn giản và không thể nhớ lại nữa, dù chỉ là tên người hay số điện thoại. Nghiên cứu cuộc sống của những người này, giáo sư Jérome Sullivan (Pháp) nhận ra rằng họ thường xuyên bị stress nặng hoặc trầm cảm kinh niên. Theo ông, rất có thể stress là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là khu vực cư ngụ của trí nhớ. Trước đây, các nhà thần kinh học cho rằng trí nhớ chỉ khu trú ở một nơi và đó chính là trung tâm lưu giữ kỷ niệm, nhưng hiện nay, thuyết này có vẻ phá sản. Nhiều nhà thần kinh học nghĩ rằng trí nhớ không có nơi thường trú mà có thể "di chuyển" khắp nơi, đặc biệt là ở những nơi liên quan đến khứu giác và vị giác. Người ta thường nghĩ hai giác quan này chỉ đóng vai trò phụ trong việc hình thành trí nhớ, nhưng kỳ thực, chúng lại giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng so với trí nhớ thị giác và thính giác. Trí nhớ khứu giác - theo giáo sư Sullivan - có thể sống dai hơn trí nhớ thị giác đến 20 năm. Một mùi hương mà ta nhận biết (và có cảm xúc với nó) có thể sống từ khi ta mới 5 tuổi đến lúc ta qua đời.
Điều làm các nhà thần kinh học thắc mắc là thông tin sẽ di chuyển ra sao khi được não đón nhận, chúng sẽ "chạy" lòng vòng hay "đánh" ngay vào một điểm nào đó và "chết dí" ở đó? Thập niên 1990, nhiều nhà thần kinh học cho rằng một khi bị tai nạn giao thông hay bị chấn thương ở não, con người sẽ mất trí nhớ do khu vực tập kết thông tin bị va chạm mạnh. Thật ra thì không phải thế, ít nhất là theo giáo sư Arthur Doyle của Anh. Ông cho rằng chính hệ thống dẫn truyền tín hiệu bị tấn công chứ không phải khu vực riêng biệt nào bị tổn thương. Theo ông và nhiều nhà thần kinh học khác, thông tin chỉ được trữ trong thời gian ngắn ở một khu vực nào đó, sau đó lập tức di tản. Liệu đây có phải là một dạng bảo toàn thông tin kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho chúng ta?
Nhiều nhà thần kinh học lại cho rằng một khi di tản như vậy, thông tin sẽ được chuyển sang khu vực thích hợp hơn, chẳng hạn cho trí nhớ khứu giác hay vị giác để đảm bảo sự tồn tại lâu dài. Nếu chỉ quanh quẩn trong một khu vực sơ khởi, thông tin sẽ chết yểu. Nói thì nôm na như vậy, nhưng sự việc diễn ra phức tạp hơn nhiều. Trong thực tế, não sẽ huy động nhiều cơ quan khác vào việc bảo toàn và xử lý thông tin, chẳng hạn tai, mắt, lưỡi, da hay mũi. Thông tin được ghi nhận lâu hay không là tùy thuộc vào sự phối hợp của những cơ quan này.

Vote cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Những điều chưa biết về trí nhớ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Phần mềm :: Bạn đã biết chưa-
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:31 PM
Style SPTK32 - Designed by Skinner